Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Lý do cặp đôi sống chung, ăn cùng nhưng không lây Covid-19 cho nhau
Nicole và Sarah ở chung nhà trong vài ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh nhưng chỉ một người dương tính.

Khi Nicola Straiton và Sarah Hall đi dự tiệc tối vào đêm Giáng sinh, những người tham gia đã chuẩn bị sẵn sàng để giảm thiểu nguy cơ bùng phát Covid-19. Nhóm 8 người dùng bữa ở sân sau trong vòng chưa đầy 4 giờ. Tất cả mọi người đều thường xuyên làm các xét nghiệm nhanh.

Bởi vậy, họ có chút sốc khi 3 ngày sau, vị khách ngồi cạnh Nicola có kết quả dương tính.

Nicole và Sarah có kết quả âm tính trong các xét nghiệm nhanh vào hôm sau và tiếp tục sống cùng tại ngôi nhà ở Sydney (Australia).

Ba ngày sau, Nicola có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Nhưng, Sarah, người đã ở bên cạnh Nicola cả tuần, vẫn âm tính.

Họ ngay lập tức cách ly ở các tầng khác nhau, sử dụng phòng tắm riêng.

Tại Australia, có các thông tin rõ ràng cho mọi người biết cách hành động trong mọi trường hợp: F1 là người đã ở cùng không gian hơn 4 giờ với F0, người dương tính cần cách ly trong 7 ngày, các kháng thể sẽ bắt đầu suy yếu sau 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh.

Nhưng virus không phải lúc nào cũng tuân theo cùng một kịch bản, ngay cả với Omicron, chủng dễ lây truyền nhất hiện nay. Đó là lý do một số người siêu lây nhiễm, số khác thì không.

Trong khi các nhà khoa học hiểu được một số yếu tố tạo nên một ổ dịch gia đình - tải lượng virus, khả năng miễn dịch của cá nhân và các yếu tố môi trường - thì vẫn còn nhiều điều họ chưa biết về cách thức hoạt động của virus.

Xét trên hầu hết các phương diện, Sarah có nguy cơ cao bị nhiễm virus từ Nicole. Họ ngủ chung giường mỗi đêm, kể cả những ngày trước khi Nicola bộc lộ các triệu chứng, thời kỳ mà các nhà dịch tễ học cho biết khả năng lây nhiễm cao.

Để tìm ra lý do một số người bị bệnh trong khi những người khác thì không, chúng ta cần hiểu cách virus xâm nhập vào cơ thể. Covid-19 là một bệnh lây truyền qua không khí.

Theo Stuart Turville, Phó giáo sư tại Viện Kirby, một người phải hít thở đủ lượng virus để đạt được "ngưỡng virus có thể tồn tại". Ở SARS-CoV-2, ngưỡng đó rất thấp do khả năng truyền nhiễm của virus cao.

Khoảng thời gian và vị trí phơi nhiễm là một yếu tố. Ví dụ, ngồi ngoài trời đồng nghĩa các phân tử virus trong không khí có nhiều khả năng bị loãng hơn, làm giảm khả năng hít đủ virus để bị nhiễm.

Nhưng khả năng mắc bệnh cũng phụ thuộc vào tải lượng virus của người dương tính.

Tiến sĩ Turville nói: “Những cá nhân có mức độ SARS-CoV-2 cao được gọi là siêu lây nhiễm vì khả năng truyền bệnh của họ rất lớn so với những người có tải lượng virus thấp có thể chỉ bị khụt khịt".

Điều này phù hợp với điều mà Giáo sư Michael Good, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Australia, gọi là quy tắc 20-80: "80% sự lây truyền do 20% những người bị nhiễm bệnh gây ra”.

Tiến sĩ Turville nói rằng có một số khả năng có thể xảy ra: Liên quan đến lượng virus mà một người tiếp xúc ban đầu lớn như thế nào hoặc phản ứng miễn dịch thiếu hụt khiến virus khởi phát sớm.

"Ngoài ra, mọi người đều có một chút khác biệt trong cấu tạo gen của họ", Tiến sĩ Turville bổ sung.
DanQuyen.com (Theo vietnamnet.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Những câu hỏi cần giải đáp về dòng phụ của biến thể Omicron (23-01-2022)
    WHO: Omicron ít nghiêm trọng hơn nhưng không phải 'vaccine' tự nhiên (21-01-2022)
    Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây? (21-01-2022)
    COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi (17-01-2022)
    Di chứng suốt đời có thể xuất hiện ở một số trẻ mắc Covid-19 (16-01-2022)
    Hội chứng hậu COVID-19 – Làm gì để vượt qua? (16-01-2022)
    Nga sẽ điều chế vaccine có thể cùng lúc ngừa nhiều biến thể của SARS-CoV-2 (16-01-2022)
    Nhà nghiên cứu Anh lo ngại việc rút ngắn thời gian cách ly của người mắc COVID-19 (14-01-2022)
    Pfizer cho biết vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3 (14-01-2022)
    WHO phê duyệt thêm 2 phương pháp điều trị Covid-19 (14-01-2022)
    Phát hiện bất ngờ từ những người khó bị lây Covid-19: Triển vọng về 'siêu vắc-xin' (12-01-2022)
    Tiếp tục thu hồi thuốc trị đái tháo đường metformin do có chứa chất gây ung thư (12-01-2022)
    CDC Mỹ cập nhật thông tin cơ bản về triệu chứng nặng của COVID-19 (12-01-2022)
    Cảnh báo thuốc molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, xương sụn (12-01-2022)
    Chuyên gia WHO nói gì về việc tiêm tăng cường liên tiếp ngừa COVID-19? (12-01-2022)
    Sau tiêm vaccine phòng Covid-19 bao lâu được hiến máu? (10-01-2022)
    Nguyên nhân COVID-19 'lảng tránh' một số người (10-01-2022)
    Đánh giá nguy cơ tử vong ở người chưa tiêm vaccine COVID-19 (10-01-2022)
    Món quà vaccine Corbevax cho thế giới (09-01-2022)
    Bộ Y tế: Có thể sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell (07-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152839515.